Tim Eimer – Chiến thắng ung thư để tiếp tục giấc mơ triệu phú
Một trong các quỹ mà Eimer lựa chọn là Vanguard PRIMECAP Fund – chuyên đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ và công nghệ sinh học như Google và Amgen. Giá trị quỹ này đã tăng 133% so với năm 2009, cao hơn cả mức tăng 123% của S&P 500.
Năm 2008, Tim Eimer (Mỹ) vừa chống chọi với ung thư, vừa bị mất 40% giá trị đầu tư vì suy thoái.
Năm 2008, bạn bè trong lĩnh vực tài chính đều khuyên anh bán hết cổ phiếu, do lo ngại Dow Jones sẽ lao dốc từ 8.000 điểm khi đó xuống 1.000. Nhưng Eimer vẫn tiếp tục rót tiền vào cổ phiếu trong đỉnh điểm của khủng hoảng. Quyết định này đã giúp anh và vợ – Gayle tiến gần hơn với giấc mơ thành triệu phú. “Tôi đã không rút chân khỏi thị trường. Thực sự thì đầu tư cổ phiếu lúc đó là việc khá đáng sợ”, Eimer cho biết trên CNN.
Anh cho biết mình luôn có niềm tin sẽ kiếm được tiền từ chứng khoán. “Nếu Dow Jones xuống 1.000 điểm, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn là thua lỗ cổ phiếu. Khi ấy, đó sẽ là sự sụp đổ của cả nền kinh tế”, anh nói.
- Mạng Việc Làm là một trong những trang web Tìm Việc Làm chất lượng và uy tín nhất hiện nay. Tại đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin tuyển dụng trung thực nhất, sẽ giúp bạn Tìm Việc Nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao.
Gia đình Eimer có thể trở thành triệu phú đầu tư trong vài năm tới. Ảnh: AFP |
Sự dũng cảm của Eimer đến từ phong cách sống tiết kiệm, không đi vay của gia đình. Không như nhiều người khác, Eimer chẳng vay tiền để mua nhà hay ôtô. Thay vào đó, vợ chồng anh tiết kiệm tiền lương và đầu tư vào các quỹ. Họ thanh toán xong căn hộ trả góp năm 2003 và mua một chiếc Toyota với giá chỉ 15.000 USD.
“Tính tiết kiệm đã ăn sâu vào tôi từ khi còn trẻ. Nếu không chuẩn bị cho tình huống rủi ro nhất, chúng tôi sẽ gặp rắc rối tài chính”, Eimer cho biết. Ngay cả vợ anh cũng được uốn nắn từ người tiêu tiền như nước thành tay hòm chìa khóa chặt chẽ trong gia đình.
Năm 2005, Eimer bị chẩn đoán mắc một dạng hiếm gặp của ung thư tuyến giáp và có thể chỉ còn sống 2 năm nữa. Việc đó đã buộc anh từ bỏ công việc hấp dẫn, thu nhập 200 USD một giờ, là viết sách cho McGraw-Hill, Prentice Hall và nhiều nhà xuất bản khác.
Sau đó, một bác sĩ đang nghiên cứu về căn bệnh này đã phát triển ra loại thuốc thử nghiệm, cứu sống Eimer. Tuổi thọ được kéo dài đáng kể, nhưng anh vẫn phải chấp nhận những cơn đau nhức mãn tính, mệt mỏi và rụng tóc. Tuy nhiên, Eimer đã có thể đi dạy tại một trường trung học ở Springfield, Pennsylvania.
Gần một thập kỷ sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh, Eimer đã dần ổn định. Anh thậm chí còn thành công khi tin vào đà phục hồi của thị trường chứng khoán Mỹ.
- Mang Viec Lam sẽ được kết nối với nhau, tạo nên một tổng thể Tìm Việc hiệu quả, giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm.
“Tôi đã trải qua bong bóng dotcom, nhưng năm 2008 còn tệ hơn”, anh nói. Khi ấy, những người bạn làm tư vấn tài chính của Eimer đã khuyên anh “bán hết cổ phiếu đi để mua bạc”. Nhưng Eimer đã làm chính xác điều ngược lại, anh gom cổ phiếu và trái phiếu ở giá thấp kỷ lục.
Eimer cảm thấy đủ tự tin để làm việc này do không vay nợ. Thời điểm đó, anh thậm chí còn phải đấu tranh với vấn đề lớn hơn – đó là căn bệnh ung thư.
Tuy nhiên, thay vì liều lĩnh tìm một loại cổ phiếu, Eimer thực hiện chiến lược đã duy trì từ thập niên 90. Đó là rót tiền vào các quỹ đầu tư. Thất bại từ những lần mua cổ phiếu lẻ đã giúp Eimer nhận ra: “Việc này chỉ làm béo các nhân viên môi giới mà thôi”.
Một trong các quỹ mà Eimer lựa chọn là Vanguard PRIMECAP Fund – chuyên đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ và công nghệ sinh học như Google và Amgen. Giá trị quỹ này đã tăng 133% so với năm 2009, cao hơn cả mức tăng 123% của S&P 500.
“Ngày nay, danh mục đầu tư của tôi đã có giá trị gấp 2,5 lần so với đỉnh điểm khủng hoảng. Chúng tôi không dùng nợ, sẽ thành triệu phú trong ba năm tới và tôi vẫn còn sống. Chúng tôi chỉ dựa vào bản thân mình”, anh nói.
Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply