Đứa con yêu, con ghét
Nhà cô chú ấy ngày trước kinh tế khó mẹ làm thế được, giờ chú ấy khó gì đâu. Mình không tham nhưng đó là tình cảm với cháu chắt mà. Mình tủi thay cho con!”. Đã thế, cô em cứ thấy mặt chị là lại kể tốt về mẹ chồng như hàm ý: “Cùng làm dâu nhưng em mới được mẹ quý”. Chị Giang tức lắm, dần già chẳng muốn chạm mặt, trong lòng hậm hực giận bố mẹ chồng.
Ngồi nhà, buồn chân, bà Trần Lệ Mai (Quận Phú Nhuận, Tp.HCM) có thói quen về nhà cậu con út thăm mấy đứa cháu, quét cho chúng cái sân. Nhưng hôm rồi vừa ra cổng bà chột dạ, lừng thừng. Vì hôm trước vô tình nghe cô con dâu lớn nói: “Mẹ quen sang đó mà, khi nào mẹ cũng lo cho chú út hơn”. Bà ngỡ ngàng, con nào cũng là con, có đâu bà thương hay ghét đứa nào hơn. Nhiều người cũng nghĩ giống bà Mai. Nhưng các con thì thấy rất rõ cha mẹ đang thiên vị và chuyển qua đố kỵ dù chúng không nói ra.
Ảnh minh họa |
Tự hào là nơi cập nhật thông tin mới sớm nhất chính xác nhất về thị trường nhà đất và tình hình các dự án bất động sản mới trong ngày? Còn chần chừ gì nữa mà không đến với website business để mang về những kiến thức quý báu về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp, tình hình tài chính thế giới, cách làm giàu!
Còn nhớ bữa bà Mai ốm phải nằm viện. Đúng ngày đó, cậu con út đang công tác xa. Con dâu cả than với chồng: “Chú ấy sao khéo đi công tác thế. Lúc mẹ khỏe, bao việc vặt trong nhà chú thì mẹ làm giúp. Giờ mẹ ốm thì sao chú ấy không về mà chăm đi”. Đến khi cậu út vừa từ sân bay về, nghe mẹ ốm là chạy ngay tới. Thấy con mặt mũi bơ phờ, bà Mai đang nằm cũng gắng dậy, sốt sắng bắt con đi tắm giặt, ăn uống, nghỉ ngơi, “đừng lo cho mẹ”. Cô dâu cả thấy thế thì ra mặt hờn giận: “Đấy, bao ngày túc trực bên mẹ, mẹ chỉ mong chú ấy thôi!”. Nói xong, cô bỏ về, “nhường” quyền chăm sóc mẹ cho em theo kiểu có đi có lại.
Cảnh nhà chị Hoàng Giang (Trần Cao Vân, Đà Nẵng) thì lại khác. Cùng là con dâu nhưng chị luôn thấy mẹ chồng cưng con dâu út hơn mình. Chị than vãn: “Nhà nào cũng có con nhỏ, đi chợ về mẹ lại dúi túi quà cho lũ trẻ nhà chú em. Con mình có sang chơi thì mẹ cho lại phần thừa. Nhà cô chú ấy ngày trước kinh tế khó mẹ làm thế được, giờ chú ấy khó gì đâu. Mình không tham nhưng đó là tình cảm với cháu chắt mà. Mình tủi thay cho con!”. Đã thế, cô em cứ thấy mặt chị là lại kể tốt về mẹ chồng như hàm ý: “Cùng làm dâu nhưng em mới được mẹ quý”. Chị Giang tức lắm, dần già chẳng muốn chạm mặt, trong lòng hậm hực giận bố mẹ chồng.
Anh Phạm Văn Minh (Quận 10, Tp.HCM) lâu nay thấy ngại về thăm bố mẹ vì nghĩ mình hèn sức hơn anh, kinh tế khó khăn nên không được yêu thương bằng. Mỗi lần cần đi khám bệnh, ông bà lại gọi con lớn về đưa đi. Khi các con về tụ tập bên nhà, bố mẹ thường gọi con cả bàn chuyện. Việc gì cần đến chi tiền, ngay cả thăm hỏi họ hàng, ông bà cũng bảo anh lớn lo. Minh cảm thấy vì mình không có kinh tế bằng anh nên bố mẹ không tin, không nhờ. Nhưng quả thực thì ông bà lại lo cho cậu con đã không có tiền lai phải chi thì khó, nhờ con lớn âu cũng là cách muốn con lớn gánh hộ em trách nhiệm với cha mẹ.
Còn cô Nguyễn Thị Nguyệt (Củ Chi) ngồi tám với mấy bạn ở công ty lại bày tỏ cái sự không được chăm sóc bố mẹ chồng thế này: Bố mẹ ở quê, hai ông con trai đều ở đây. Thế mà khi lên, ông bà chỉ ở lại nhà chú út, chỉ thỉnh thoảng qua ăn cơm với nhà mình, dù nhà mình tiện nghi hơn, và mình cũng rảnh rang hơn. Không ở thì mình càng đỡ bận, nhẹ lễ nghĩa. Mình cũng không xấu bụng gì, đôi khi cũng muốn tỏ lòng với chồng, nhưng ông bà có hiểu đâu. Không biết chừng ông bà sợ nhà mình cố tỏ ra thân thiện chỉ để tranh giành của nả mà ông bà để lại cho thằng em sau này cũng nên.
Nghe những tâm sự trên, có thể người làm cha mẹ ngỡ ngàng trách con cái hay để ý, so kè, chấo nhặt. Toàn những chi tiết nhỏ của đời sống thường ngày, mà không ít trường hợp chỉ là do vô tình, hay thói quen. Nhưng nếu không khéo cư xử có thể phá tan bầu không khí trong lành của gia đình: con âm thầm tủi thân, xa cách cha mẹ, không tin sự công bằng của đấng sinh thành, rồi anh em chúng xa cách, hờn ghen nhau. Tình cảm, mối quan tâm không thể bên nặng bên nhẹ. Lúc này lúc khác, cách thể hiện sự quan tâm với con này con nọ có thể khác nhau, nhưng thực tâm thì cần giống nhau, theo đúng quan niệm xưa: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng.
Minh Nghĩa
Pháp luật Đời Sống |
Tin Tức Giáo dục |
Nhân vật Nổi Tiếng |
Thông Tin Khởi Nghiệp |
Chính Sách – Quản Lý |
BUSINESS – CỔNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH , THƯƠNG MẠI, KHỞI NGHIỆP MỚI NHẤT, GƯƠNG MẶT DOANH NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC TRONG THỰC TIỄN QUẢN TRỊ CỦA DOANH NHÂN
BUSINESS BY THIENMY.COM – THÔNG TIN KINH DOANH – KHỞI NGHIỆP – MARKETING – DOANH NHÂN
Leave a Reply