Jack Ma & Jeff Bezos: Đông – tây khác biệt nhau
Cùng đầu tư vào thương mại điện tử nhưng Jeff Bezos và Jack Ma chia nhau cai quản “bờ cõi” của riêng mình: Kẻ đông, người tây.
Năm 1990, Jack Ma đang là giáo viên dạy tiếng Anh cho một nhóm sinh viên đại học tại Đại học Hàng Châu. Ai có thể nghĩ rằng, 24 năm sau, ông sẽ là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc?
Trong cùng năm đó, Jeff Bezos cũng đang làm việc tại D.E. Shaw & Co., một công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại thành phố New York. Sau khi tốt nghiệp đại học Princeton với bằng cử nhân khoa học máy tính và kỹ thuật điện, không có gì nghi ngờ khi Bezos sẽ dừng chân trong lĩnh vực công nghệ, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Nhiều năm sau, cả hai người cùng hướng tới những cái tên tương tự cho công ty của chính mình. Bezos từng muốn đặt Amazon là Cadabra, một cái tên có ý nghĩ phép màu kỳ diệu. Ma muốn Alibaba, hy vọng cái tên này sẽ mở được nhiều cửa chỉ với câu thần chú “vừng ơi mở cửa ra”. Nhưng có một điểm khá tương đồng mà hai ông trùm công nghệ này đều theo đuổi chính là: thương mại điện tử và phép thuật.
- Những Ứng Viên hoặc Nguoi Tim Viec hiện nay rất chủ trong quá trình Tìm Việc Làm , bạn cũng không ngoại lệ chứ? Hãy đến với chúng tôi để được tư vấn về công việc bạn mong muốn.
Liệu hai nhà sáng lập cũng như hai công ty công nghệ này có có điểm gì giống và khác nhau?
Đặt khách hàng lên trên hết?
Amazon nổi tiếng bởi việc ghi dấu ấn của nó với khách hàng. Trong thực tế, đây là câu thần chú cũng như quy tắc số một của Bezos khi nói đến việc văn hóa của Amazon nên được thiết lập ra sao. Bezos là kiểu nhà sáng lập lấy khách hàng làm trung tâm:
“Chúng ta có rất nhiều khách hàng, những người đối xử với chúng ta rất tốt, và chúng ta có nền văn hóa doanh nghiệp đúng đắn, ghi dấu trong tâm trí họ. Nếu cần một lý do giải thích việc chúng ta làm tốt hơn những đối thủ khác trong thế giới Internet trong 6 năm qua, đó là bởi chúng ta tập trung như một tia laser vào trải nghiệm của khách hàng, và điều đó thực sự rất quan trọng, thứ mà tôi nghĩ cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Có một điều thực sự chắc chắn về trực tuyến rằng, đây là nơi truyền miệng có quyền lực rất mạnh mẽ”.
Nhưng Jack Ma có quan điểm hơi khác. Trong một lần trả lời phỏng vấn CNBC sau sự kiện Alibaba niêm yết trên sàn chứng khoán New York, Jack Ma cho rằng “Khách hàng là hàng đầu, nhân viên thứ hai, và các cổ đông đứng thứ 3″.
Jack Ma không nói về những khách hàng hàng ngày như cách của Bezos. Với ông khách hàng là những doanh nghiệp nhỏ sử dụng Taobao, Tmall hoạt động kinh doanh hàng ngày. Phát biểu tại Đại học Stanford vào năm 2013, Ma nêu rõ điều này:
“Alibaba không phải là một công ty cho những người tiêu dùng. Tôi biết rằng chúng tôi không có AND để trở thành một công ty tiêu dùng. Thế giới đang thay đổi rất nhanh, và rất khó để đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nhỏ hiểu rõ hơn ai hết về nhu cầu khách hàng của họ. Chúng tôi trao quyền lực tới những người bán hàng và doanh nghiệp nhỏ để hỗ trợ hệ thống khách hàng của họ”.
Sự khác biệt này thể hiện rất rõ ràng trong những câu chuyện giao dịch của Amazon với những doanh nghiệp nhỏ. Năm 2006, Amazon từng đàn áp việc bán hàng của một doanh nghiệp kinh doanh dao 200 năm tuổi của Đức. Hay năm 2007, khi Amazon ra mắt Kindle, hãng này đã không tiết lộ giá 9,99 USD tới những nhà phân phối cho tới ngày ra mắt.
Và chỉ trong năm 2014, Amazon còn khiến việc mua sách của khách hàng từ những nhà phân phối như Hachette trở nên khó khăn hơn, như tạp chí Forbes từng ghi nhận, “Amazon muốn phần bánh lớn hơn trên lợi nhuận biên của các nhà cung cấp từ nó bằng việc chuyển giá tới khách hàng mức giá thấp hơn”. Amazon hoạt động như một đế chế độc quyền.
Bạn sẽ không thấy những động thái này tại Alibaba. Đây là những gì Jack Ma đã nói về chủ đề này tại Stanford vào năm 2011:
“Tôi tin rằng trong thời đại internet, sẽ không có đất cho lối nghĩ đế chế tồn tại. Tôi ghét từ đế chế. Những suy nghĩ đế chế có nghĩa là gia nhập cùng tôi hoặc tôi sẽ giết bạn. Và tôi không thích mô hình đó. Tôi tin tưởng vào một hệ sinh thái. […] Tôi tin rằng tất cả mọi người nên giúp đỡ lẫn nhau, kết nối với nhau. Đó là một hệ sinh thái. Vì vậy, Taobao trở nên quá lớn, quá nhanh, và tôi không lo lắng về điều đó. Hãy mang đến cho ngành một vài cơ hội, mang đến cho những đối thủ cạnh tranh một số cơ hội”.
Không tiền, không công nghệ, và không kế hoạch
Khi bạn đào sâu hơn vào những triết lý kinh doanh của hai gã khổng lồ, bạn bắt đầu thấy sự khác biệt sâu sắc hơn. Trong một lần phát biểu tại đại học Stanford vào năm 2013, ông vạch ra một số câu chuyện đặc thù khi sáng lập Alibaba.
“Dốt nát không có gì đáng sợ. Có ba lý do đằng sau sự thành công của chúng tôi. Chúng là những điểm vô cùng hợp lý. Đầu tiên, chúng tôi không có tiền. Thứ hai, chúng tôi không hiểu gì về công nghệ. Thứ ba, chúng ta không bao giờ lên kế hoạch.”
Alibaba bắt đầu với 50.000 nhân dân tệ tương đương 8150 USD. Khi Amazon bắt đầu ra, Bezos đã có 300.000 USD từ cha mẹ mình.
Ma là một giáo viên tiếng Anh trước khi bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh của mình. Bezos tốt nghiệp từ trường danh giá Ivy League.
Ngược lại một Jack Ma không có kế hoạch, Bezos lại là một người lên kế hoạch tỉ mỉ. Trong một đoạn video ngắn trong năm 2009, sau khi mua lại của Zappos, Bezos vạch ra những điều chỉ ông hiểu rõ. Danh sách này bao gồm: Sự kết dính với những khách hàng, sự phát minh, và suy nghĩ về dài hạn. Bezos nhấn mạnh:
- Nếu bạn ở vị trí là một nhà tuyển dụng thì thông tin về Người Tìm Việc, Người Tìm Việc 24h sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm nhân sự cho công ty.
“Bất kỳ công ty nào muốn phát minh nhân danh những khách hàng đều phải sẵn sàng suy nghĩ về dài hạn. Và nó thực sự ít ỏi hơn nhiều so với bạn có thể nghĩ. Tôi thấy rằng hầu hết các sáng kiến mà chúng tôi cam kết có thể mất 5-7 năm trước khi chúng trả bất kỳ đồng cổ tức nào cho công ty […] Nó đòi hỏi và cho phép một sự chấp nhận bị hiểu lầm”.
Nhưng bằng một hoặc hai cách, những người khổng lồ công nghệ cũng đang phát triển. Jack Ma trở thành người giàu nhất Trung Quốc, lọt vào danh sách những người giàu nhất thế giới. Bezos cũng có khối tài sản khổng lồ 30,5 tỷ USD, lọt vào top 50 danh sách trên.
Bỏ tiền vào đâu?
Hiện hai người đàn ông giàu có này bỏ tiền của mình vào đâu? Hãy nhìn xa hơn triết lý kinh doanh của cũng như doanh nghiệp của họ, điều này sẽ cho biết đâu là điều cốt lõi mà họ thực sự quan tâm. Khi được hỏi tại một cuộc nói chuyện trong năm 2013 về những cuốn sách yêu thích của ông, Bezos nói ông yêu khoa học viễn tưởng.
Và điều này được phản ánh trong khoản đầu tư cá nhân trên 500 triệu USD của ông vào công ty có tên Blue Origin. Đây là một trong những khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục hơn 4 tỷ USD của Bezos.
Blue Origin hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu các dự án như tên lửa quốc phòng và vệ tinh không gian. Đó là một phần của giấc mơ cuộc đời của Bezos “xây dựng những khách sạn không gian, những khu vui chơi giải trí và những lãnh địa cho 2 hay 3 triệu người có thể đi vào quỹ đạo”. Những bài báo gần đây cho thấy Bezos cũng có thể đang làm việc để cá nhân ông có thể đi vào không gian.
Trong khi đó Ma vừa hợp tác với Jet Li để bắt đầu trường học Thái cực quyền. Dù bạn tin hay không thì Jack Ma là một võ sư Thái Cực Quyền. Nếu bạn lắng nghe ông nói chuyện, bạn có thể nghe thấy những ảnh hưởng về tư tưởng của Đạo giáo và Phật giáo: “Ngày hôm nay là khốc liệt. Ngày mai còn khốc liệt hơn. Và ngày sau đó là tốt đẹp”.
Jack Ma cũng thiền định mỗi ngày. Trong các cuộc trò chuyện khác, một trong những chủ đề quan tâm của Jack Ma chính là phát triển cá nhân và tính quả quyết. Đây là những điều không phải hoài nghi được thúc đẩy bởi niềm yêu thích Thái cực quyền của Jack Ma.
Vì vậy, những câu chuyện của Alibaba so với Amazon thực sự là câu chuyện của một bậc thầy Thái cực quyền và một phi hành gia không gian.
>> Xem thêm tin tuyển dụng các ngành nghề phổ biến:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply